Đánh vào tâm lý chủ quan, nôn nóng, không tìm hiểu kỹ thông tin khi mua bán nhà đất, một số đối tượng lừa đảo sẵn sàng ra tay, chiêu dụ người mua “sập bẫy”.
Cơn sốt đất quét qua các tỉnh thành phía Nam mấy năm qua cũng thổi bùng lên vô số hình thức lừa đảo mua bán nhà đất. Một số trường hợp đã bị công an vào cuộc xử lý hay bị báo chí điểm tên, nhưng dường như những vòi bạch tuộc lừa đảo vẫn vươn dài khắp các tỉnh thành. Các đối tượng mua bán nhà đất bị lật tẩy chiêu bài này lại sản sinh ra những chiêu bài khác với mức độ cao cấp hơn, trắng trợn hơn nữa.
Vậy những chiêu trò gì đang được những đối tượng này sử dụng?
Giấy tờ giả, sổ đỏ giả, dự án giả
Lừa đảo mua bán nhà đất kiểu hình thức này năm nào cũng xảy ra hàng chục vụ ở nhiều tỉnh thành. Kẻ lừa đảo làm giả sổ đỏ của đất không có chủ nhà ở, rao bán rẻ rồi nhận cọc và biến mất. Có trường hợp đi công chứng mua bán và bị phát hiện ở phòng công chứng, hoặc thậm chí nhận đủ tiền và tiếp tục làm sổ đỏ giả trao cho người mua mới.
Đặc biệt, đã có vụ lừa đảo mua bán nhà đất trên quy mô lớn, như vụ lừa bán đất dự án Royal Era 1 ở Đà Nẵng hay vụ công ty Alibaba lừa bán dự án khu đô thị ở Đồng Nai thời gian gần đây. Đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất thường chọn một dự án đơn vị khác, sau đó làm giả toàn bộ bản vẽ, giấy phép, hồ sơ phê duyệt…, thậm chí tổ chức cho người mua qua xem thực tế dự án, và bán với giá rẻ hơn vài chục % nên rất nhiều người mắc bẫy. Người mua phần lớn đã trả đủ hoặc gần đủ số tiền mới phát hiện ra mình bị lừa và khả năng đòi lại tiền gần như là vô vọng.
Để mình không bị rơi vào trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất này, người mua cần hết sức cảnh giác những lô đất giá rẻ hơn giá thị trường, đồng thời nhất thiết phải đối chiếu với thông tin, kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách, các yếu tố pháp lý dự án, thông tin chủ đầu tư tại các cơ quan chức năng như sở địa chính phường, quận, sở xây dựng… Không nên nóng vội và chủ quan trong những giao dịch mua bán nhà đất tiền tỷ như thế này, nhất là trước công nghệ làm giả giấy tờ siêu tinh vi như hiện nay, những người quá vội vàng sẽ phải trả giá rất đắt.
Một bất động sản bán cho nhiều người
Hình thức này thường được các đối tượng lừa đảo mua bán nhà đất sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng, nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Với một mảnh đất, những kẻ gian sẵn sàng viết giấy tay bán cho bất kỳ người nào muốn mua.
Không chỉ với bất động sản chưa có giấy tờ, một số trường hợp mua bán nhà đất có giấy tờ chủ quyền cũng xảy ra lừa đảo. Người bán nhận cọc từ nhiều người mua, sau đó sang tên cho người hẹn công chứng gần nhất rồi mất hút, những người đã cọc sau chỉ biết khóc ròng.
Kinh nghiệm rút ra khi mua bán nhà đất vẫn là mua bán bất động sản đã có sổ, đồng thời nên ký hợp đồng đặt cọc ở phòng công chứng.
Tung bánh vẽ kích thích khách xuống tiền
Các dự án bất động sản được mua bán nhiều chủ yếu là trong giai đoạn bắt đầu mở bán và chưa hoàn thiện. Chính vì điều này mà môi giới dễ dàng vẽ ra nhiều viễn cảnh không chắc chắn hoặc không có thực như các tiện ích hoành tráng, khả năng đầu tư, cho thuê trong tương lai.
Lừa đảo bán nhà đất qua vi bằng
Chiêu trò lừa đảo này là trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại. Việc này nhằm mua bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà). Việc mua bán này được thực hiện nhiều lần, qua nhiều người dù nhà đất chưa chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.
Để tăng sự tin tưởng, giới cò, đầu nậu thường nhờ các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng. Thậm chí nhiều căn nhà chung một sổ đỏ cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Chiêu này khiến nhiều người sập bẫy, nhiều nạn nhân rơi vào các vu nhà đất bị tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép khiến cuộc sống khó khăn, đảo lộn.
Mạo danh chủ đầu tư uy tín lừa bán đất
Có những trường hợp tổ chức mua bán nhà đất bài bản như: Làm bảng giá dự án, tung thông tin khiến người mua tin tưởng và xuống tiền. Cá biệt, đã có trường hợp cấu kết với bên công chứng sang tên bất động sản không hợp pháp lừa người mua nhà.
Bài viết trên tổng hợp những cạm bẫy của bọn lừa đảo mua bán nhà đất gần đây, để nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm và tinh thần cảnh giác trước các đối tượng này. Rất có thể chúng sẽ nhanh chóng “biến hình”, xoay chuyển qua các hình thức khác, tuy nhiên nắm được các công thức lừa đảo chính của bọn chúng ít nhiều sẽ giúp người mua nhà đất tránh trở thành con mồi.
Vì vậy, để phòng ngừa các trường hợp trên người mua nhà, nhà đầu tư nên chọn cho mình một đơn vị uy tín để giao dịch và đặc biệt phải luôn luôn kiểm tra tính pháp lý cũng như xem thực tế bất động sản đang quan tâm đồng thời đừng quên cảnh giác trong quá trình diễn ra giao dịch tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
- Địa Ốc Phát Đạt Land -
Mọi thông tin chi tiết về thị trường bất động sản, quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE 098 379 7263 (SMS/ Zalo).
► Trang chủ: https://diaocphatdat.com/
► Fanpage chính thức:
https://www.facebook.com/DiaOcPhatDatLand/
► Youtube Channel:
► Zalo chính thức:
https://zalo.me/1024321704015778713
► Hội nhóm mua bán và đầu tư bất động sản: